Phân biệt Hear và Listen

Đã bao giờ bạn tự hỏi : Mình đã học Tiếng Việt như thế nào để có thể nghe nói thành thạo như bây giờ chưa ? Sự thật là chúng ta Nói được, Nghe được, trước, hay là sau khi Học ? Một đứa trẻ 18 đến 20 tháng tuổi đã có thể bập bẹ gọi “mẹ ơi”, “bố ơi”, thậm chí cháu mình hơn 2 tuổi còn đọc được cả mấy câu trong bài “con cò bé bé” ! Cam đoan là bé chưa đi học bất kỳ lớp Giao tiếp Tiếng Việt nào cả. Vậy có điều gì đặc biệt ở đây ?



Câu trả lời là bé repeat lại những gì bé được HEAR đi HEAR lại rất, rất nhiều lần từ bố mẹ và người thân xung quanh. HEAR nhé, chứ không phải LISTEN. 

Khác nhau thế nào ?

HEARnghe một cách thụ động, tức là ta không chủ tâm nghe xem nó là cái-gì, mà âm thanh cứ chui vào tai ta, đầu ta ! LISTEN thì ngược lại, ta listen để understand, ta cố gắng nghe để hiểu nội dung. Trẻ con chỉ nghe thôi, bé không cần hiểu nội dung đang nghe là gì cả. Thế mà kỳ lạ thay, nghe mãi một thời gian, bé bật nói ra từ đó ! Nên nhớ là thậm chí đến giai đoạn “kỳ lạ” này, bé cũng chưa cần hiểu cái từ đó nó có nghĩa là gì.

HEAR càng nhiều, càng lâu, càng tốt. Đừng cố LISTEN để hiểu “mình đang nghe cái gì” làm gì cho mất sức. Và biết đâu mười mấy năm HỌC Tiếng Anh không hiệu quả bằng việc bắt chước trẻ con trong vòng mấy chục tháng…

We hear the sound, but we listen for meaning.

Ngô Mạnh Linh

No comments:

Post a Comment